Giáo dục 4.0 là gì? 4 yếu tố làm thay đổi nền giáo dục 4.0

Mục lục [ Ẩn ]

Giáo dục 4.0 đang là nền tảng dạy học thông minh và tiên tiến trong thời đại hiện nay. Vậy giáo dục 4.0 là gì? Công nghệ và mô hình của nền giáo dục này như thế nào? Ngành giáo dục cũng như thầy và trò cần phải chuyển đổi thế nào để đáp ứng xu thế phát triển của mô hình giáo dục 4.0? Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta đi giải đáp từng vấn đề một:

giáo dục 4.0

I. Giáo dục 4.0 là gì?

Giáo dục 4.0 là mô hình giáo dục thông minh với sự liên kết chặt chẽ giữa nhiều tổ chức lại với nhau, bao gồm: Nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp. Đây là mối liên kết mang lại điều kiện học tập cho học sinh, sinh viên có cơ hội phát triển năng lực của bản thân theo hướng tự do. Đồng thời, gắn kết, vận dụng công nghệ vào sự phát triển kinh tế, xã hội trong thời đại công nghệ 4.0. Trên thực tế thì giáo dục luôn là lĩnh vực chịu nhiều sự tác động từ thị trường nền công nghệ 4.0 cùng với những thành tựu nổi bật như: Internet, di động, trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội, kỹ thuật công nghệ cao, ứng dụng phần mềm,... Đồng thời điều này cũng đã tạo ra nhiều thay đổi cho nền giáo dục 4.0 của toàn cầu. Chính vì vậy mà mô hình giáo dục 4.0 là chủ đề được quan tâm của đại đa số các quốc gia từ đang phát triển đến phát triển, và đương nhiên Việt Nam cũng không ngoại lệ.

1. Cơ hội phát triển bản thân nhờ nền giáo dục 4.0

Giáo dục 4.0 tại các trường cao đẳng, đại học không còn quá cứng nhắc và bó buộc như trước kia. Thay vào đó, môi trường học tập sẽ ứng dụng nhiều thiết bị công nghệ, trang bị kỹ thuật nhằm giúp học sinh, sinh viên được trải nghiệm, thực hành, tiếp cận nhiều hơn. Học tập trong nền giáo dục 4.0 sẽ không chỉ là các buổi học trên lớp, những phòng thí nghiệm mà rộng hơn thế nữa. Học sinh, sinh viên sẽ được tham gia vào những phòng ban, bộ máy tổ chức của doanh nghiệp để trau dồi, rèn luyện thêm những kiến thực thực tiễn. Nhờ đó, sau khi ra trường, học sinh sinh viên sẽ có tay nghề, kinh nghiệm cùng khả năng thích ứng cao.

II. Lý do công nghệ giáo dục 4.0 lại được ưa chuộng?

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động ngày càng căng thẳng thì cũng là lúc cần phải đưa ra những giải pháp về chất lượng nhân lực, điều đó đòi hỏi nền giáo dục cần phải có sự đổi thay cùng với tư duy sáng tạo. Hoặc các bạn cũng có thể liên tưởng với thực trạng của sinh viên mới ra trường của nước ta, đa phần là không có kinh nghiệm làm việc thực tế, chưa có kỹ năng phân tích, thiếu kỹ năng tổng hợp thông tin, gặp khó khăn khi làm việc độc lập... Trong khi thành tựu của cách mạng công nghệ đang giống như “miếng mồi” hấp dẫn giải tỏa đi được “cơn đói” chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy mà cách mạng giáo dục 4.0 chính là một trong những giải pháp vô cùng cần thiết. Tuy nhiên để giải thích được chính xác được dấu hỏi này thì chúng ta cùng tham khảo những lợi ích lớn nhất mà công nghệ giáo dục 4.0 mang lại:

công nghệ giáo dục 4.0

1. Giáo dục 4.0 giúp học sinh và sinh viên được đào tạo có chiều sâu

Công nghệ giáo dục 4.0 sẽ không gò bó, cứng nhắc vào việc chỉ học lý thuyết suông, học vẹt, học tủ. Thay vào đó, học sinh và sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức có chiều sâu, phù hợp với chuyên ngành mà mình đang theo đuổi.

Mô hình giáo dục này còn giúp học sinh và sinh viên được rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm từ chính các buổi thực hành, thí nghiệm, các buổi làm việc thực tế tại những phòng ban của doanh nghiệp. Nhờ đó, học sinh và sinh viên sẽ nâng cao khả năng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau cũng như rèn luyện tư duy độc lập hay làm việc nhóm một cách hiệu quả. Công nghệ 4.0 trong giáo dục là quá trình học đến đâu, vận dụng tới đó vào thực tiễn. Vì thế, người học sẽ nắm chắc kiến thức, hiểu rõ vấn đề thay vì chỉ học lý thuyết suông như trước kia.

2. Thúc đẩy sự làm việc độc lập ở học sinh và sinh viên

Với mô hình giáo dục 4.0 sẽ là động lực để học sinh, sinh viên cố gắng, phấn đấu để trau dồi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và cả chuyên môn.

Khi được làm việc ở các doanh nghiệp, công ty thường xuyên sẽ giúp người học đánh giá năng lực của bản thân, xác định được mình phù hợp với những công việc nào. Từ đó, định hướng được công việc tương lai cho bản thân nhằm phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu để ngày càng hoàn thiện hơn. Nền giáo dục 4.0 ngày càng phát triển và rộng mở trong tương lai. Do đó, khi áp dụng nền giáo dục này, sẽ tăng khả năng đáp ứng công việc của thị trường ngay sau khi ra trường. Đồng thời, giúp sinh viên rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập hiệu quả mà không cần mất thời gian để “đào tạo lại”.

III. Mô hình giáo dục 4.0 gồm những yếu tố nào?

Mô hình giáo dục 4.0 cơ bản sẽ bao gồm 4 yếu tố là: Giảng dạy 4.0, nghiên cứu 4.0, quản trị 4.0 và hệ sinh thái 4.0. Cụ thể như sau:

mô hình giáo dục 4.0

1. Giảng dạy 4.0

Phương pháp giảng dạy sẽ có sự liên kết đa lĩnh vực, đa ngành nhưng vẫn đảm bảo tính hệ thống. Theo đó, việc học tập sẽ không giới hạn độ tuổi, thời gian, không gian mà có thể học ở mọi nơi mọi lúc qua không gian mạng.

2. Nghiên cứu 4.0

Mọi quá trình nghiên cứu sẽ đều được tự động hóa và xử lý bằng các phần mềm hiện đại. Vì thế, tiết kiệm thời gian mà đảm bảo độ chính xác cao.

3. Quản trị 4.0

Công tác quản trị sẽ đa dạng và phong phú thông qua quản trị các bộ môn, các khoa, phần mềm hệ thống, giáo viên, học sinh, sinh viên, dự án, cơ sở vật chất, tài chính…. Tuy nhiên, việc quản trị sẽ thực hiện bằng phần mềm nên tiện lợi, hiệu quả và chính xác.

4. Hệ sinh thái 4.0

Đơn vị quản lý nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp sẽ hỗ trợ, tương tác nhằm mang đến lợi ích thiết thực cho cả ba bên. Theo đó, việc hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất sẽ cho nhà nước, doanh nghiệp đảm nhận. Ngược lại, các phát minh sáng chế, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ do nhà trường cung ứng.
Trên đây là những thông tin xoay quanh về nền giáo dục 4.0. Tuy nhiên, để triển khai tốt nền giáo dục này đòi hỏi cần phải có kế hoạch cụ thể.